Mấy vấn đề hoàn thiện hệ thống các quy định về nghiệp vụ giải quyết Khiếu nại, tố cáo

Hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo phải phù hợp với pháp luật khiếu nại, tố cáo, tuân thủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác này cũng như phát huy được quyền dân chủ của nhân dân... đồng thời thực hiện hiệu quả quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Song, trong khuôn khổ bàn về những căn cứ mang tính khoa học cho việc hoàn thiện cho thấy, trước hết, việc hoàn thiện phải dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo phải nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những căn cứ và yêu cầu hết sức quan trọng đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do vậy, quá trình hoàn thiện các quy định này cần phải tạo lập được hệ thống các quy định góp phần đưa việc giải quyết hiệu quả. Để đảm bảo việc giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo thì quá trình hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ phải đáp ứng 4 yếu tố sau:

- Việc hoàn thiện quy định nghiệp vụ phải đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng.

- Việc hoàn thiện phải đảm bảo sự khách quan, công bằng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Việc hoàn thiện phải đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Việc hoàn thiện phải đảm bảo việc giải quyết được thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Trong đời sống xã hội, pháp luật là phương thức thể chể hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua các quy định của pháp luật, các quan hệ xã hội được Nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. Đối với nước ta, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cua chủ nghĩa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần xây dựng những quan hệ mới. Mặc dù pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, song nó luôn có xu hướng phát triển chậm hơn so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, quá trình phát triển kinh tế Nhà nước ta luôn có những điều chỉnh về pháp luật, bảo đảm pháp luật là điều kiện quyết định thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước.

Để phát huy vai trò của pháp luật, bảo đảm các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tế thì phải hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và các quy trình chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý nhà nước. Biện pháp thực hiện thường là tiến hành tổng kết, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật, quy trình chuyên môn nghiệp vụ trong đời sông kinh tế - xã hội. Các quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy dân chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Việc tổng kết cần phải chỉ ra được các ưu điểm, nhược điểm trong các quy định nghiệp vụ, các trình tự, thủ tục phù hợp và có hạn chế, bất cập. Việc tổng kết cũng cần tập trung làm rõ hoạt động chỉ đạo điều hành giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính, từ việc xây dựng, ban hành các văn bản cho đển việc kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong thực hiện, đồng thời làm rõ kết quả, các ưu, nhược điểm trong giải quyết các khiếu nại, tố cáo cụ thể.

Để đáp ứng được yêu cầu đó thì quá trình tổng kết phải đánh giá được thực trạng các quỵ định nghiệp vụ và yêu cầu thực tế đang đặt ra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổng kết phải được tiến hành sâu rộng và toàn diện. Công tác tổng kết cần được thực hiện từ dưới lên, đảm bảo yêu cầu cấp nào có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cấp đó phải tiến hành việc tổng kết, đồng thời xác định rõ cơ quan có trách nhiệm đầu mối trong tổ chức, thực hiện và hướng dẫn công tác này.

Thứ ba, hoàn thiện quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhằm phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế và hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong các văn kiện của tổ chức này, kể cả các quy định về khiếu nại, tố cáo.

Khắc phục những hạn chế trước đó của Luật Khiếu nại, tố cáo, theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án mà không nhất thiết phải khiếu nại với người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại như trước đây. Việc khi kiện vụ án hành chính tại Tòa án vn có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại. Việc quy định trình tự khiếu nại như vậy đã làm cho các quy định pháp luật về khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trong nước phù hợp hơn với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.

Như vậy, các quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng phải bảo đảm các đổi mới nêu trên, qua đó góp phần tạo sự thống nhất giữa pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế. Ngoài ra, các quy định về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cần phải phù hợp với các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập có liên quan tới khiếu nại, tố cáo, nhất là các nội dung mang tính chuyên môn, liên quan tới thời hạn, thời hiệu và trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước và trong đời sống kinh tế - xã hội, điều này không chỉ được khẳng định trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà trong tất cả các hoạt động khác của Nhà nước ở giai đoạn hiện nay. Thực tế đã minh chứng, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết hiệu quả là do bên cạnh việc cơ quan nhà nước quan tâm tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, còn áp dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học, công nghệ. Như vậy, quy trình khiếu nại, tố cáo phù hợp phải là quy trình không chỉ đáp ứng được các yêu cầu nêu trên mà còn phải thích hợp với trình độ phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay, đồng thời sử dụng hiệu quả các công nghệ đó. Chẳng hạn, hình thức tố cáo của công dân đã có sự đổi mới là tố cáo qua thư điện tử thì quy trình thụ lý giải quyết vụ việc cũng cần có những trình tự, thủ tục mới.

Tóm lại, hoàn thiện các quy định nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, để việc hoàn thiện có hiệu quả, đưa ra các quy định nghiệp vụ này phục vụ thiết thực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì phải xác định rõ cơ sở cho việc hoàn thiện, nhất là các căn cứ khoa học và thực tiễn liên quan tới chủ đề này. Hoàn thiện quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, theo hướng: bổ sung quy định cụ thể chế tài ràng buộc, xử lý đối với các trường hợp khiếu nại, tố cáo sai sự thật, không chấp hành quy định pháp luật; những cơ quan, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo sai trái và các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây rối... đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng đặc thù đối với những trường hợp có thành tích trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, những công dân có đóng góp trong đấu tranh, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng./.

(Nguồn Tạp chí Thanh tra Chính phủ số 12/2012)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập