Còn sự hiểu nhầm giữa người khiếu kiện với luật sư tư vấn pháp lý

Liên đoàn Luật sự Việt Nam cho biết, theo đề nghị của Ban Thường trực T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phối hợp với Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tại Trụ sở Tiếp công dân T.Ư, đợt 1 từ 7/2015 đến 9/2015 có 100 luật sư tham gia với hơn 600 lượt tư vấn; đợt 2 từ ngày 12/2015 đến ngày cuối tháng 1/2016, luật sư tham gia với hơn 300 lượt tư vấn. Kết quả, hơn 1.000 lượt người dân đã được tư vấn pháp luật, được tuyên truyền giải thích pháp luật.

Qua tư vấn, người dân khiếu kiện được tiếp cận pháp luật, qua đó một số người tự nguyện về quê không tiếp tục khiếu kiện ở trụ sở tiếp dân nữa.

Đồng thời, thông qua đó cũng phát hiện một số việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền chưa phù hợp với pháp luật, luật sư hướng dẫn người dân có thể kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thông qua đó luật sư khuyên giải người dân khiếu kiện luôn phải tuân thủ các quy định pháp luật.

Về phía mình, luật sư đã làm tròn được cả 2 vai trò, đó là tư vấn pháp luật, giải thích và tuyên truyền pháp luật khách quan, trung thực để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nguời dân và lợi ích Nhà nước, xã hội…



emoticon
Toàn cảnh buổi tọa đàm khoa học

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh, khi người dân đến khiếu kiện các vụ việc đã được giải quyết qua nhiều cấp, nhiều năm, tính chất vụ việc phức tạp, nhạy cảm, khi trợ giúp pháp lý cho người dân, luật sư cũng không thể nắm bắt và hiểu bản chất vụ việc trong thời gian 1 ngày trợ giúp. Tuy nhiên, luật sư vẫn phải đưa ra những ý kiến tư vấn pháp luật ngay cho người dân. Vì vậy, vẫn có trường hợp cùng 1 vụ việc, 2 luật sư trợ giúp pháp lý ở 2 ngày khác nhau, do không có cơ chế thông tin giữa các các luật sư tham gia tư vấn với nhau nên có ý kiến tư vấn khác nhau dẫn đến sự hiểu nhầm của người dân đối với luật sư tham gia trợ giúp.

Ngoài ra, người dân sau khi được trợ giúp pháp lý của luật sư luôn mong muốn luật sư tiếp tục nhận hồ sơ để tư vấn tiếp cho họ. Nếu nhận hồ sơ mà không giúp được cho người dân thì họ sẽ kêu luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam không làm tròn bổn phận. Có đến 70 - 80% người dân khiếu kiện tại Trụ sở Tiếp dân T.Ư là khiếu kiện tranh chấp đất đai, mâu thuẫn về thẩm quyền cấp thu hồi đất, về giải phóng mặt bằng, trong khi không phải luật sư nào cũng có thể đáp ứng việc trợ giúp pháp lý có chất lượng ngay về lĩnh vực đó.

Để làm tốt hơn việc trợ giúp pháp lý cho công dân, Liên đoàn Luật sư đề xuất một số giải pháp như: Tập hợp đội ngũ luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của TTCP; khi tham gia trợ giúp pháp lý phải thực hiện đúng các quy chế tại trụ sở tiếp dân về thời gian làm việc, sự điều phối của cơ quan thanh tra, quản lý hồ sơ tài liệu; khi thực hiện tư vẫn phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là trung thực, khách quan, độc lập, chịu trách nhiệm về việc cung cấp dịch vụ pháp lý; Liên đoàn Luật sư phối hợp với TTCP trong việc tập huấn về tư vấn pháp luật đất đai và những vấn đề pháp lý có liên quan đến  hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bồi dưỡng cho luật sư về những lĩnh vực trợ giúp pháp lý cho người dân; Liên đoàn sẽ cấp giấy chứng nhận cho luật sư và tiến hành tổng kết về từng đợt cử luật sư tham gia..

Đồng thời, kiến nghị nếu vụ việc kéo dài nhiều năm, TTCP đưa hồ sơ tài liệu cho luật sư nghiên cứu trước, sau đó hẹn công dân để luật sư trao đổi cụ thể để biết thông tin chi tiết và tìm hướng giải quyết tốt nhất cho dân; nên có bộ phận điều phối chung khi tiếp nhận thông tin đầu vào của công dân đến khiếu nại trước khi luật sư tư vấn…

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập