Thủ tục giải quyết tố cáo cấp tỉnh

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CẤP TỈNH

1

Điều kiện thực hiện TTHC

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 37việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.

2

Cách thức thực hiện TTHC

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở/ngành.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện:  Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở/ngành.

3

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu, chứng cứ có liên quan.

x

 

4

Số lượng hồ sơ (Số lượng hồ sơ cần nộp):     01    bộ

5

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

6

Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

7

Cơ quan giải quyết (thẩm quyền giải quyết): Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở/ngành

8

Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9

Kết quả giải quyết TTHC: Kết luận nội dung tố cáo

10

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tiếp nhận đơn tố cáo, xử lý thông tin ban đầu

 

Người có thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch UBND tỉnh/, Giám đốc Sở/ngành.

Người trực tiếp tham mưu xử lý: Ban Tiếp công dân tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở/ngành.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo,  Chủ tịch UBND tỉnh và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Đối với tố cáo tiếp: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó.

Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04; Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 05, Thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

B2

Xác minh nội dung tố cáo:

+ Làm việc trực tiếp với người tố cáo

+ Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo

+ Xác minh thc tế

+ Trưng cầu giám định (nếu có)

+ Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật.

(Theo quy định tại các điều từ Điều 9 - Điều 16 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo).

Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở/ngành hoặc Đoàn/Tổ xác minh do Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở/ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở/ngành tham mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh/, Giám đốc Sở/ngành ban hành quyết định thành lập.

Thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Quyết định thành lập Tổ xác minh được thực hiện theo Mu số 07; Biên bản làm việc thực hiện theo Mu số 08; Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo Mu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

B3

Ban hành kết luận nội dung tố cáo/Thông báo không giải quyết lại vụ việc tố cáo (trường hợp với tố cáo tiếp mà việc giải quyết tố cáo trước đó đã đúng quy định), quyết định đình chỉ giải quyết tố cáo (trường hợp Khoản 3 Điều 34 Luật Tố cáo); xử lý kết luận nội dung tố cáo; gửi/công khai kết luận nội dung tố cáo.

Chủ tịch UBND  tỉnh, Giám đốc Sở/ngành.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 40 Luật Tố cáo.

Việc rút tố cáo được thực hiện theo Mu số 02; Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực hiện theo Mu số 03; Kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Mu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

11

Căn cứ pháp lý thực hiện TTHC:

 

Luật Tố cáo năm 2018; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

12

BIỂU MẪU (Theo Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo)

 

Mu số 01

Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo

Mu số 02

Đơn rút tố cáo

Mu số 03

Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo

Mu số 04

Quyết định thụ lý tố cáo

Mu số 05

Thông báo việc thụ lý tố cáo

Mu số 06

Thông báo về nội dung tố cáo

Mu số 07

Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo

Mu số 08

Biên bản

Mu số 09

Trưng cầu giám định

Mu số 10

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của Đoàn (Tổ) xác minh

13

HỒ SƠ LƯU

1. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;

d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;

e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo (nếu có);

g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;

i) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;

b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;

c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;

d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập