Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp

Ngày 20/5/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Nghị định số 109/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

anh tin bai

Trụ sở Thanh tra Chính phủ (ảnh minh hoạ)

Nghị định quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Về thanh tra, Thanh tra Chính phủ xây dựng định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh Tra Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.

Cơ cấu tổ chức Thanh tra Chính phủ gồm 22 đơn vị, trong đó có 20 đơn vị hành chính giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 2 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.

Theo Nghị định, Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025, thay thế Nghị định số 81/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2023 của Chính phủ./.

Đoàn Khuê


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập