Quy trình xử lý đơn thư

 

THANH TRA TỈNH

LÀO CAI

QUY TRÌNH

XỬ LÝ ĐƠN THƯ

Mã số:                 QT.TT.14

Lần ban hành:                   01

Ngày ban hành: 01/9/2011

 

MỤC LỤC

 

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

1.       MỤC ĐÍCH

2.       PHẠM VI ÁP DỤNG

3.       TÀI LIỆU VIỆN DẪN

4.       THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

5.       NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1. Lưu đồ quy trình

5.2. Diễn giải lưu đồ

6.       HỒ SƠ

7.       PHỤ LỤC

 

 

Trách nhiêm

Soạn thảo

Kiểm tra

Phê duyệt

Họ tên

Đỗ Văn Đạo

Phan Đăng Toàn

Phạm Đình Chương

 

 

Chữ ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chức vụ

Phó phòng Xét khiếu tố

Phó Chánh Thanh tra

Chánh Thanh tra

 

 SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

 

Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung

Vị trí

Mô tả nội dung

Lần ban hành/sửa đổi

Ngày ban hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1. MỤC ĐÍCH

Quy định phương pháp tổ chức, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất thụ lý giải quyết đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi chung là đơn) thuộc thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại hoặc chuyển đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết đối với đơn không thuộc thẩm quyền; đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xử lý đơn thư.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước trong việc xử lý đơn theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- ISO 9001: 2008.

- Sổ tay chất lượng.

- Luật Thanh tra năm 2010.

- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004-2005.

- Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiều nại, tố cáo.

- Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 12/01/2009 của UBND Tỉnh Lào Cai Ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

          4. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Không áp dụng

5. NỘI DUNG

5.1 Lưu đồ                                                                 

  

1

2

3

4

5

Công dân gửi

Cán bộ văn thư

Lãnh đạo

Phòng chức năng

Cán bộ theo dõi

                                                                                                                                                          

5.2. Mô tả

5.2.1 Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:

- Đơn do cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp gửi đến (thông qua người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; qua bộ phận tiếp nhận đơn của cơ quan, đơn vị; qua nơi tiếp công dân....)

- Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến;

- Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính.

5.2.2. Cán bộ Văn thư tiếp nhận đơn ghi chép vào sổ theo dõi  công văn đến.

Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Sau đó trình Chánh Thanh tra xem xét giao cho  phòng chức năng xử lý. 

5.2.3 Để xử lý đơn chính xác theo quy định của pháp luật, loại bỏ đơn không đủ điều kiện xử lý, đồng thời phục vụ công tác quản lý theo dõi, phòng chức năng được giao xử lý như sau:

a) Phân loại theo nội dung đơn.

- Đơn khiếu nại;

- Đơn tố cáo;

- Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo;

- Đơn có nhiều nội dung khác nhau.

b) Phân loại theo điều kiện xử lý.

* Đơn đủ điều kiện xử lý:

- Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Đơn có chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị ký tên trực tiếp;

+ Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo.

+ Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị.

* Đơn không đủ điều kiện xử lý

Đơn không đủ điều kiện xử lý là đơn không đáp ứng các yêu cầu tại Điểm a, khoản 2, điều 5 của thông tư 04/2010/TT-TTCP; đơn được gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

c) Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.

- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết;

- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.

d) Phân loại theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị.

- Đơn có họ, tên, chữ ký của một người;

- Đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người.

đ) Phân loại theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn.

- Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc;

- Đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc.

5.2.4 Sau khi phân loại đơn, đơn sẽ được xử lý như sau:

a) Đơn khiếu nại:

- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết:

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện bằng biểu mẫu 01.

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 32 của Luật khiếu nại, tố cáo thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý. Việc trả lời được thực hiện bằng biểu mẫu 02.

- Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:

+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn trình Thủ trưởng cơ quan hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, đơn vị người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật trừ trường hợp được quy định tại Điều 8, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần bằng biểu mẫu 03.

 + Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất với Thủ trưởng cơ quan ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết vụ việc khiếu nại đó.

+ Đối với đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan khác nhận được và chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan gửi trả lại đơn kèm theo các tài liệu (nếu có) và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không thụ lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến. Việc thông báo không thụ lý được thực hiện bằng biểu mẫu 04.

- Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người.

+ Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại,viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc trả lại đơn được thực hiện theo biểu mẫu 05

b) Đơn tố cáo.

- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền.

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định việc thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý tố cáo được thực hiện bằng biểu mẫu 01.

- Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền.

+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất với Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn tố cáo được thực hiện bằng biểu mẫu 06.

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà chưa được giải quyết thì cán bộ xử lý đơn báo cáo để Thủ trưởng cơ quan ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết.

c) Các loại đơn khác.

- Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý đơn phản ánh, kiến nghị được thực hiện bằng biểu mẫu 01.

- Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc chuyển đơn kèm theo tài liệu (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn phản ánh, kiến nghị được thực hiện bằng biểu mẫu 07.

5.2.5 Cập nhật theo dõi xử lý đơn

            Chuyên viên thực hiện việc cập nhật thông tin xử lý đơn nhận được vào chương trình phầm mềm Quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo .

6. LƯU TRỮ:

6.1 Đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết đã được xử lý hoặc đơn thư không xử lý do trùng lặp được lưu trong thời gian 1 năm. Bao gồm:

- Đơn thư;

- Các văn bản xử lý đơn, thư;

- Các văn bản, tài liệu liên quan;

6.2 Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết, chỉ nộp  hồ sơ sau khi khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết xong.

Hồ sơ bao  gồm:

a)    Đơn của người khiếu nại, tố cáo.

b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với vụ việc giải quyết khiệu nại lần 2).

c) Các chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, tố cáo cung cấp.

d) Các văn bản giấy tờ có liên quan.

e) Các biên bản làm việc, các văn bản thủ tục như quyết định hoặc văn bản thụ lý, quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, tổ công tác, kế hoạch thẩm tra xác minh, báo cáo kết quả thẩm tra xác minh, kết luận, quyết định xử lý, quyết định giải quyết....

7. PHỤ LỤC

Các mẫu biểu trong quy trình xử lý đơn thư thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2010/ TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

- Phiếu đề xuất thu lý đơn ( Mẫu 01)

- Phiếu trả đơn khiếu nại (Mẫu 02);

 - Phiếu hướng dẫn (mẫu số 03);

- Thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến (mẫu số 04);

- Phiếu trả đơn khiếu nại và hướng dẫn ( mẫu 05);

- Phiếu chuyển đơn tố cáo (mẫu số 06);

- Phiếu chuyển đơn ( mẫu số 07);



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập