Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong lĩnh vực Y tế

Nếu người bệnh và người nhà bệnh nhân có trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc, những người đang tìm cách cứu sống họ; họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với Thầy thuốc để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh …

Đối thoại giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong y tế nhằm mục đích:

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng và những vấn đề xã hội mà nhân dân quan tâm, phản ánh; tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa ngành Y tế và nhân dân, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục xây dựng ngành Y tế ngày càng vững mạnh; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; và công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Để giải đáp những thắc mắc, những vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền  và nhân dân quan tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ y tế, xây dựng cơ sở, vật chất, mua trang thiết bị, dụng cụ, chế độ chính sách Bảo hiểm Y tế … trên địa bàn tỉnh.

Giúp các bên có liên quan trong quá trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình và hiểu được các vấn đề khác có liên quan đến nội dung kiến nghị,  khiếu nại.

Giúp giảm tình trạng kiến nghị, khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp hoặc hình thành các “điểm nóng” trong hoạt động quản lý nhà nước, công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hoạt động đối thoại trong giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của ngành Y tế Lào Cai trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Trong đó công tác tiếp nhận, giải quyết, tham mưu giải quyết kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn kịp thời, không có đơn thư tồn đọng, kéo dài, phức tạp.

Cuộc tiếp xúc, đối thoại giải quyết phản ảnh, kiến nghị với Sở Y tế của nhân dân xã vùng cao là một ví dụ:

Trong chiến dịch tiêm vắcxin sởi bổ sung trên toàn tỉnh, một số người dân

là phụ huynh học sinh trường PTCS xã vùng cao, huyện vùng cao nghèo, khó khăn, kiến nghị với Sở Y tế về biểu hiện tâm lý, sức khỏe của 18 học sinh trong, sau tiêm chủng, nhân dân “nghi là do vắc cin”. Do đó, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong học sinh, phụ huynh, thầy, cô giáo, chính quyền địa phương … ảnh hưởng  lớn đến chiến dịch tiêm vắc cin và công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, Thanh tra Sở tham mưu cho lãnh đạo Sở Y tế tổ chức buổi tiếp xúc, đối thoại giải quyết phản ảnh của nhân dân.

Thành phần tham gia cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp: Chủ trì là đồng chí Giám đốc Sở Y tế, cùng dự có đồng chí Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực y tế liên quan của Trung ương và địa phương.

Đối tượng  tiếp xúc, đối thoại trực tiếp: Phụ huynh học sinh, lãnh đạo trường PTCS, trạm y tế, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; phòng Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Hội Phụ nữ, Ban tuyên giáo, Ban dân vận, lãnh đạo UBND huyện.

Kết quả cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp: Nhân dân, các cấp chính quyền, đoàn thể, các ngành có liên quan phấn khởi, tin tưởng, xóa bỏ hoài nghi hiện tượng tâm lý, sức khỏe của một số học sinh trong, sau tiêm chủng là do chất lượng vắc xin. Đồng thời những người tham dự đối thoại trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đưa con, em, đối tượng được tiêm chủng đi thực hiện quyền tiêm chủng.

Đánh giá chung kết quả cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp:

- Nhanh chóng, kịp thời giải tỏa được hoài nghi của nhân dân, phụ huynh học sinh trước hiện tượng tâm lý, sức khỏe của một số học sinh trong, sau tiêm chủng là do chất lượng vắc xin.

- Tránh được hiện tượng kiến nghi, khiếu nại kéo dài và đông người gây mất ổn định xã hội, an ninh, chính trị địa phương.

- Hoàn thành mục tiêu chính sách lớn của Đảng và nhà nước về: Tiêm chủng mở rộng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

* Tồn tại, hạn chế: Địa điểm tổ chức cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp xa nơi xảy ra sự việc, do đó đối tượng tham dự không đến được đầy đủ như mong muốn.

Tóm lại, đối thoại là phương thức thể hiện tính công khai, dân chủ trong giải quyết kiến nghị, khiếu nại và là một trong những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng của việc đề cao pháp luật và tăng cường pháp chế. Với ý nghĩa to lớn như vậy, việc coi trọng và tổ chức tốt công tác đối thoại trong giải quyết kiến nghị, khiếu nại, đặc biệt là trong trường hợp nhiều người kiến nghị, khiếu nại về cùng một nội dung hay khiếu nại đông người, khiếu nại phức tạp, kéo dài là một trong những yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, khẳng định bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta: "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân"./.



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập