Quy trình tiếp Công dân

 

 

THANH TRA TỈNH

LÀO CAI

QUY TRÌNH

TIẾP CÔNG DÂN

Mã số:                QT.TT.13

Lần ban hành:                 01

Ngày ban hành: 01/9/2011

MỤC LỤC

 

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

1.       MỤC ĐÍCH

2.       PHẠM VI ÁP DỤNG

3.       TÀI LIỆU VIỆN DẪN

4.       THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

5.       NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1. Lưu đồ quy trình

5.2. Diễn giải lưu đồ

6.       HỒ SƠ

7.       PHỤ LỤC

 

  

Trách nhiêm

Soạn thảo

Kiểm tra

Phê duyệt

Họ tên

Đỗ Văn Đạo

Phan Đăng Toàn

Phạm Đình Chương

 

 

Chữ ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chức vụ

Phó phòng TT Xét khiếu tố

Phó Chánh Thanh tra

Chánh Thanh tra

 

 SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

 

Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung

Vị trí

Mô tả nội dung

Lần ban hành/sửa đổi

Ngày ban hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. MỤC ĐÍCH

Quy trình này quy định trình tự, tổ chức tiếp công dân tại Phòng tiếp dân của Thanh tra tỉnh Lào Cai, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp dân. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan, tổ chức. Thực hiện trách nhiệm của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh Lào Cai  trong việc tiếp công dân và xem xét, đáp ứng các yêu cầu của công dân theo quy định của pháp luật.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho công tác tiếp dân thường xuyên, bao gồm: tiếp nhận, xem xét sự việc; giải thích, hướng dẫn công dân và theo dõi công tác tiếp dân được tổ chức tại phòng Tiếp dân, Trụ sở cơ quan Thanh tra tỉnh Lào Cai.

          3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005;

- Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo;

-  Nghị định số 89/CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế tiếp công dân;

- Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác Tiếp công dân;

- Thông tư số 07/2011/TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân;

- Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 04/9/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 12/01/2009 của UBND tỉnh Lào Cai vế việc ban hành quy chế quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

- Luật KNTC: Luật khiếu nại tố cáo;

- KNTC: Khiếu nại tố cáo;

- TCD: Tiếp công dân;

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1 Các nguyên tắc chung

5.1.1. Các yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ tiếp dân.

Cán bộ tiếp dân phải là người có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm trong công tác tiếp dân.

Cán bộ tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề  theo quy định có biển hiệu chức danh.

5.1.2. Tiếp nhận, cập nhật phổ biến Luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước và UBND tỉnh.

Thường xuyên nắm bắt, nghiên cứu các chính sách của Đảng, Nhà nước chỉ đạo về công tác tiếp dân giải quyết KNTC, hướng dẫn công dân khiếu nại tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Tham gia chương trình phổ biến, tập huấn về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn và thường xuyên tập huấn công tác tiếp dân do TTCP mở.

5.1.3. Xây dựng chương trình làm việc tại nơi tiếp dân

Việc tiếp các tổ chức, công dân đến khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại Phòng Tiếp dân và  xử lý đơn của Thanh tra tỉnh.

Cán bộ Phòng Tiếp dân và xử lý đơn, thư thực hiện việc tiếp dân, phối hợp với các bộ phận, cơ quan liên quan để bảo đảm an ninh trật tự và các điều kiện cần thiết phục vụ tốt cho công tác tiếp dân. Niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân, xem xét cập nhật thường xuyên các quy định, hướng dẫn về công tác tiếp công dân.

5.2. Quy trình tiếp dân :

5.2.1. Lưu đồ quy trình:

 

  

Các bước


Trách nhiệm thực hiện

Trình tự thực hiện

Tài liệu    

 căn cứ

Kết quả

công việc

1

Cán bộ tiếp dân

Tiếp xúc ban đầu

 

Điều 74, Điều 75, Điều 78, Điều 79 - Luật KNTC

Nắm lý lịch nhân thân của người được tiếp.

 

 

 

2

 

Cán bộ tiếp dân

 

 

Tiếp nhận nội dung

 phản ánh

 

Điều 77- Luật KNTC

Phản ánh trực tiếp Đơn KN,TC;

3

Cán bộ tiếp dân/ Lãnh đạo

 

Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quy định về  KN,TC

 

 

Điều 77- Luật KNTC

 

 

Phiếu hướng dẫn

 

4

Cán bộ tiếp dân

Hoàn tất thủ tục tiếp công dân

 

QĐ số :  02/2009/QĐ-UBND ngày 12/01/2009

 

- Vào sổ tiếp công dân

- Nhận đơn thư đủ điều kiện xử lý và chuyển bộ phận xử lý đơn (nếu có)

 

5

Cán bộ tiếp dân/ Lãnh đạo

Tổng hợp báo cáo, lưu hồ sơ

 

 

Quy định về xây dựng và lưu trữ hồ sơ

 

 

Hồ sơ tiếp dân

             5.2.2.Diễn giải lưu đồ

Quy trình tiếp dân được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Cán bộ tiếp dân phải có tác phong, cử chỉ lời nói lịch sự, nhã nhặn; thái độ bình tĩnh, khiêm tốn, đúng mực; giới thiệu rõ họ, tên chức danh của mình ngay khi tiếp xúc ban đầu với công dân.

Cán bộ tiếp dân yêu cầu cá nhân, đại diện tổ chức khi đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh:

+ Xuất trình giấy tờ tuỳ thân, nếu là người được uỷ quyền thì phải xuất trình giấy uỷ quyền hợp pháp .

+ Cử từ 01 đến 05 người đại diện để trình bày (với trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung).

+ Đăng kí thứ tự, chờ đến lượt được tiếp (Trường hợp có nhiều công dân đến phòng tiếp dân).

Lưu ý: Cán bộ tiếp công dân được phép từ chối không tiếp đối với những trường hợp:

- Công dân không chấp hành nội quy của phòng tiếp công dân;

- Người sử dụng rượu bia, chất có cồn

- Công dân có hành vi gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân hoặc xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ;

- Trường hợp khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết lần 2 theo quy định của pháp luật và vụ việc đó không có tình tiết mới phát sinh.

Bước 2. Tiếp nhận nội dung phản ánh

Cán bộ tiếp dân phải lắng nghe, ghi chép nội dung trình bày của người đến KNTC, kiến nghị, phản ánh. Yêu cầu  công dân  trình bày trung thực về sự việc và cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có)

+ Đối với vụ việc khiếu nại:

Cán bộ tiếp dân phải xác định rõ những yêu cầu của người khiếu nại, cam kết của người khiếu nại, đơn yêu cầu giải quyết về việc quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm hại như thế nào. Đồng thời nghiên cứu quá trình đã giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại và các tài liệu liên quan (nếu có) để xác định việc xử lý và thẩm quyền giải quyết.

Các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, cán bộ tiếp dân phải hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan và có đủ điều kiện thụ lý; căn cứ vào các quy định của pháp luật cán bộ tiếp dân phải tiến hành tiếp nhận các tài liệu, hồ sơ liên quan để xem xét.

            + Đối với vụ việc tố cáo:

            Trình tự tiếp người đến tố cáo, về cơ bản tương tự như tiếp người đến khiếu nại. Song do tính chất nội dung của tố cáo có những điểm khác biệt nhất định với việc tiếp người đến khiếu nại, nên cán bộ tiếp dân thực hiện việc tiếp nhận nội dung tố cáo như sau:

            Nếu việc tố cáo có tính chất khẩn cấp như: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hiện đang diễn ra, có khả năng gây thiệt hại hoặc đe doạ gậy thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, lợi ích của công dân; cán bộ tiếp dân phải nhanh chóng thông tin cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.

            Đối với tố cáo liên quan đến những cá nhân giữ những trọng trách của các cấp, các ngành. Cán bộ tiếp dân, tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo với Lãnh đạo cơ quan để chỉ đạo.

            Đối với các loại tố cáo khác: tiến hành tiếp nhận, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật.

            Cán bộ tiếp dân cần yêu cầu người đến tố cáo phải nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật và phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh hành vi bị tố cáo là vi phạm pháp luật.

            Cán bộ tiếp dân giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.

            Bước 3. Hướng dẫn công dân:

Cán bộ tiếp dân giải thích, hướng dẫn công dân, tổ chức thực hiện đúng, đủ các thủ tục về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Giải thích cho công dân, tổ chức tuân thủ các quy định của Luật KNTC và các quy định của pháp luật khác liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

Sau khi tiếp nhận nội dung KN,TC của công dân, cán bộ tiếp dân phải tiến hành kiểm tra nội dung vụ việc, xem xét phân loại vụ việc mới hay vụ việc cũ; vụ việc đã thụ lý giải quyết hay vụ việc chưa thụ lý.

 Đối với những vụ việc mới phát sinh, yêu cầu phải nắm được:

+ Nội dung đơn thư công dân khiếu tố về vấn đề gì, tính chất của vụ việc, mức độ phức tạp của vụ việc, tình trạng diễn biến của vụ việc;

+ Tâm tư mong muốn nguyện vọng của người khiếu tố;

Đối những vụ việc cũ, cán bộ tiếp dân phải tiến hành kiểm tra, tra cứu tình trạng giải quyết của vụ việc, những số liệu, dữ liệu, phải nắm rõ thông tin đầy đủ chính xác và vận dụng những quy định của pháp luật để trả lời công dân, tổ chức về nội dung khiếu tố theo thẩm quyền giải quyết, đưa ra được các quy phạm quy định để công dân, tổ chức hiểu rõ, làm đúng theo quy định.

Căn cứ vào các quy định của Luật khiếu nại tố cáo để trả lời công dân  trường hợp những vụ việc nào không được thụ lí, không giải quyết nữa thì từ chối không tiếp nhận đơn.

Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì cán bộ tiếp dân, tiếp nhận nội để báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét giải quyết đồng thời hướng dẫn công dân viết đơn  theo quy định .

Đối với những vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì  làm Phiếu hướng dẫn công dân (01 lần đối với 1 vụ việc) đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời cập nhật vào sổ tiếp công dân.

Đối với các vụ việc tố cáo thì hướng dẫn công dân trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc tiếp nhận đơn để xem xét, xử lý theo quy định. Nếu vụ việc tố cáo có tính chất khẩn cấp cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời và nhanh chóng thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn xử lý.

Đối với các kiến nghị, phản ánh, góp ý phải tiến hành ghi nhận và hướng dẫn công dân trực tiếp đến cơ quan có trách nhiệm.

Bước 4. Hoàn tất thủ tục tiếp công dân

Cán bộ tiếp dân phải ghi chép đầy đủ họ, tên, địa chỉ công dân đến KNTC; ghi rõ thời gian tiếp công dân, nội dung công dân khiếu tố; phân loại, xác định lĩnh vực khiếu tố và ghi ý kiến xử lý của cán bộ tiếp dân vào Sổ tiếp dân theo quy định.

Đối những vụ việc có biểu mẫu phức tạp, cán bộ tiếp dân cần phải lập Biên bản làm việc, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự; nội dung công dân trình bày, và ý kiến xử lý của cán bộ tiếp dân; yêu cầu các thành phần tham dự ký (ghi rõ họ tên) theo mẫu quy định.

            Các tài liệu, chứng cứ do người KNTC cung cấp phải được lập phiếu biên nhận ghi rõ tên tài liệu, số lượng, tình trạng và phải ký xác nhận của cán bộ tiếp dân và người KN, TC theo mẫu quy định.

Bước 5. Tổng hợp báo cáo, lưu hồ sơ

- Cán bộ tiếp dân phải nắm được tình hình diễn biến của vụ việc sau khi đã tiếp nhận để hướng dẫn công dân.

- Việc tổng hợp báo cáo hàng kỳ (tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm) theo quy định của Thanh tra tỉnh.

- Lưu hồ sơ: theo phần 6 của quy trình này.

6.  HỒ SƠ.

            Sổ tiếp dân được lưu giữ và sử dụng tại phòng Tiếp dân. Kết thúc mỗi niên độ quy định, cán bộ tiếp dân tiến hành khóa sổ. Sổ tiếp dân được lưu trữ lâu dài tại phòng Tiếp dân cơ quan Thanh tra tỉnh.

            7. PHỤ LỤC

Phiếu tiếp dân, phiếu hướng dẫn được sử theo mẫu quy định thống nhất của Thanh tra Chính phủ.

Biên bản làm việc theo mẫu quy định của Thanh tra Chính phủ .

Phiếu biên nhận tài liệu và các đơn, thư, tài liệu (nếu có) tiếp nhận trong quá trình tiếp dân được lưu trữ theo quy định về lưu lập hồ sơ của cơ quan Thanh tra tỉnh.

Tin khác


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập