Nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023

Để thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh, ngày 19/4/2023, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-BCĐ tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023.

Theo Kế hoạch, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

- Đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện, thồng tin, đại chúng, các báo, đài của địa phương và trung ương.

- Biên soạn, phố biến tài liệu hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi số, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tham gia chuyển đổi số để góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vũng.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề phổ biến kiến thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyến đối số từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và các tổ công nghệ số cộng đồng.

- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ nông nghiệp số cho các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Triển khai hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng bao gồm hướng dẫn, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.

2. Phát triển hạ tầng số

- Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông, đặc biệt là đối với 14 thôn chưa có dịch vụ di động (2G); 372 thôn chưa được phủ sóng 3G, 4G; và 270 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng cáp quang nhằm tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng.

- Trang bị máy tính cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

anh tin bai

Ảnh: Minh họa

3. Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới

- Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần ở cấp xã.

- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn.

- Xây dựng nền tảng dữ liệu các ngành trọng điểm: Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải, Xây dựng; Nông nghiệp; Nội vụ; các cơ quan đảng, Mặt trận Tố quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Xây dựng cổng/trang thông tin điện tử cấp xã có chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tích họp trên công thông tin điện tử của tỉnh.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

4. Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn

- Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thế.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, họp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, đặc biệt là sử dụng các nền tảng quản trị và kinh doanh.

- Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của tỉnh, sản phẩm đạt chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc tiêu thụ trên các Hệ thống thông tin chuyên ngành và đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử. Thúc đấy thanh toán không dùng tiền mặt.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính ngành Nông nghiệp và Phát triến nông thôn tỉnh và khai thác hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin hiện có.

5. Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới

- Đẩy nhanh tiến độ cấp định danh điện tử cho công dân. Chủ động điều chỉnh các hệ thống thông tin, phần mềm có sử dụng danh tính điện tử thay thế cho các giấy tờ khác.

- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, bệnh viện và trạm y tế trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân cài đật, sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Lắp đặt wifi miễn phí tại điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,...).

- Triển khai hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT - viễn thông, chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở.

- Triển khai thực hiện Thông tư 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh.

Tải Kế hoạch số 210/KH-BCĐ

V.H


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập