Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022

Sau khi Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.

Theo đó, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023 với 10 chương, 70 Điều và quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra, bao gồm: Điều 38 về Thanh tra viên; Điều 56 về thanh tra lại; Điều 60 về Đoàn thanh tra; Điều 79 về công khai kết luận thanh tra; Điều 87 về trưng cầu giám định; Điều 90 về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; Điều 91 về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; Khoản 4 Điều 96 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra và kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra; Điều 105 về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; Khoản 3 Điều 106 về xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.

anh tin bai

Ảnh: Minh họa 

Các biện pháp thi hành Luật Thanh tra, bao gồm: thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra; chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên; tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ.

Nghị định số 43/2023/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên; cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập và người làm công tác thanh tra nội bộ./.

Tải Nghị định chi tiết tại đây

Thế Bình


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập